Sự kiện nổi bật

Người dân ở Penang tổ chức các lễ hội quanh năm bao gồm tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật. Chúng diễn ra hầu như mỗi tháng như màn múa sư tử nhào lộn trong dịp Tết Nguyên đán, màn dệt ketupat (bánh bao gạo) phức tạp trong lễ Hari Raya Aidilfitri (Eid Mubarak) và những chiếc khuyên trên cơ thể khó tin được thấy trong Thaipusam (một lễ hội tôn giáo của đạo Hindu). Bên cạnh đó, các lễ hội nghệ thuật trong nước đang ngày càng phổ biến với du khách toàn cầu như Lễ hội George Town rất được mong đợi và Lễ hội văn học George Town từng đoạt giải thưởng quốc tế. Các sự kiện thường niên khác như Lễ Thánh Anne của Công giáo, Lễ hội Ẩm thực Quốc tế Penang, Lễ hội George Town, Lễ kỷ niệm Di sản Thành phố George, Cuộc thi Marathon Quốc tế Cầu Penang và Lễ hội Thuyền rồng Quốc tế Penang đều không thể bỏ qua ở Penang.

  • Lễ hội Chap Goh Meh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch, là ngày cuối cùng của lễ Tết Nguyên đán kéo dài hai tuần. Người ta còn gọi đây là Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc. Vào ngày này, những người độc thân sẽ tham gia Lễ ném quýt với mong muốn chào đón tình yêu và hạnh phúc mới.

  • Pongal là lễ hội thu hoạch do người theo Ấn Độ giáo tổ chức, thường vào tháng 1 hoặc tháng 2, thời điểm thu hoạch các loại cây trồng như lúa và mía.

  • Thaipusam là dịp lễ tôn giáo do những người sùng đạo tổ chức nhằm mục đích cầu phước lành, hoàn thành ước nguyện và tạ ơn Thần Murugan.

  • Lễ mừng Tết nguyên đán Penang (Miao Hui) là sự kiện thường niên được tổ chức trong dịp Tết nguyên đán để giới thiệu và quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc. Năm nay, lễ mừng được tổ chức qua các nền tảng mạng xã hội và hội thảo trực tuyến.

  • Tết Nguyên đán được tổ chức vào mùng một Âm lịch, mỗi năm sẽ do một con giáp cai quản. Năm 2021 là năm Kỷ Sửu. Tết Nguyên đán sẽ bắt đầu vào đêm giao thừa, thời điểm các thành viên trong gia đình quây quần ăn bữa tối đoàn viên.

  • Lễ hội ẩm thực quốc tế Penang (PIFF) là sự kiện thường niên kéo dài 22 ngày, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị khi thưởng thức các món ăn nổi tiếng của Penang. Giới thiệu vô số món ngon, PIFF là nơi giao hòa giữa ẩm thực, những câu chuyện, trải nghiệm, văn hóa và truyền thống.

  • Ở Malaysia, người theo đạo Hồi sẽ kỷ niệm dịp khởi đầu tháng Syawal bên gia đình và bạn bè. Lễ hội này đánh dấu việc kết thúc một tháng nhịn ăn trong lễ Ramadan.

  • Vào ngày thứ 17 của tháng Ramadan linh thiêng, người ta tổ chức một sự kiện toàn quốc có tên Nuzul Al-Quran để kỷ niệm ngày Nhà tiên tri Muhammad S.A.W lần đầu tiên tiếp nhận sự mặc khải từ Thiên Đàng. Hầu hết các bang đều coi đây là ngày lễ.

  • Songkran hay Lễ hội té nước là lễ hội truyền thống do những người Thái Lan và Miến Điện sùng đạo tổ chức để đánh dấu sự bắt đầu của Năm mới. Người ta tham gia lễ hội bằng cách tùy tiện té nước vào nhau.

  • Tháng Vaisakh đánh dấu lễ hội thu hoạch và bắt đầu Năm mới của người Punjab. Cộng đồng người theo đạo Sikh cử hành dịp lễ này với các buổi cầu nguyện trong đền thờ đạo Sikh.

  • Những người sùng đạo cử hành Lễ Phật đản để kỷ niệm ngày sinh, ngày giác ngộ và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật. Họ sẽ cử hành dịp lễ này bằng cách cầu nguyện ở đền.

  • Trong Tháng nhịn ăn của người theo đạo Hồi, hàng loạt các món ăn, món ngon địa phương, bánh quy lễ hội, quần áo và các mặt hàng tôn giáo sẽ được bày bán vào buổi tối trong cả tháng lễ Ramadan (Ramadan Bazaar) trên toàn bang.

  • Sầu riêng, loại trái cây phổ biến bậc nhất ở Penang, là món đặc sản mà tất cả du khách nhất định phải thử. Penang có nhiều loại sầu riêng từng đoạt giải thưởng như Ang Hae, D16, Ang Bak, Ang Jin, D700, v.v.

  • Lễ hội văn hóa George Town Festival (GTF) là sự kiện thường niên được tổ chức tại Penang, nhằm tôn vinh thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2008. Lễ hội năm nay được đổi mới và chọn lọc tổ chức thành lễ hội kết hợp các hình thức giải trí truyền thống tại chỗ với các yếu tố ảo hiện đại.

  • Lễ kỷ niệm Di sản George Town là sự kiện thường niên tôn vinh di sản sống George Town cũng như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa chung. Sự kiện năm nay được tổ chức trực tuyến nên người yêu thích lễ hội hãy đón chờ các chương trình giáo dục và tương tác.

  • Đây là sự kiện tôn giáo kéo dài trong 10 ngày để cử hành ngày lễ Thánh Anne.

  • Ngày Awal Muharram còn được gọi là Maal Hijrah, đánh dấu ngày đầu tiên theo Lịch Hồi giáo (Lịch Hijrah). Ngày này tương ứng với ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch. Hầu hết các bang coi ngày này là ngày nghỉ pháp định.

  • Đây là một ngày trọng đại trong lịch sử của Malaysia, đánh dấu sự hợp nhất của Malaya, Sabah và Sarawak để thành lập Malaysia vào năm 1963.

  • Để kỷ niệm Ngày Quốc khánh của Malaysia, Chính quyền bang Penang tổ chức Cuộc diễu hành hằng năm Merdeka. Đội ngũ đại diện cho nhiều cơ quan chính quyền đều tham gia dịp này.

  • Người ta tin rằng vào Ngày Xá tội vong nhân, Âm phủ mở cửa cho các linh hồn và ma quỷ tự do đi lại. Bàn thờ được dựng tạm ở hai bên đường, thắp những cây nhang khổng lồ và đặt đồ cúng. Các sân khấu ca kịch cũng được dàn dựng để tiêu khiển cho ma quỷ, linh hồn và người dân hằng đêm.

  • Giáng sinh là một lễ hội hàng năm kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su Christ, chủ yếu được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 như một lễ kỷ niệm tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới

  • Lễ hội Cửu Thần được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 9 âm lịch. Trong suốt dịp lễ hội này, người ta thực hiện các nghi lễ như xiên mặt và đi bộ trên lửa. Vào ngày cuối cùng, lễ tiễn đưa các vị Thần ra biển sẽ diễn ra với sự hộ tống của nhiều chiếc thuyền sặc sỡ khác.

  • Lễ hội rực rỡ sắc màu này còn có tên gọi “The Festival of Lights” (Lễ hội ánh sáng) và được người theo Ấn Độ giáo trên khắp thế giới tổ chức. Họ thắp sáng và trang trí các ngọn đèn dầu trong nhà vào buổi sáng ngày Deepavali, qua đó bày tỏ lòng biết ơn tới các vị thần đã ban hạnh phúc, kiến thức, hòa bình và sự giàu có.

  • Navratri là lễ hội tôn giáo của những người theo Ấn Độ giáo. Trong 9 ngày, các tín đồ sẽ cầu nguyện với Nữ thần Durga, Nữ thần Lakshimi và Nữ thần Saraswathy với hy vọng sẽ được ban cho sức mạnh, sự giàu có và tri thức.

  • Tổ chức hằng năm tại Di sản Thế giới UNESCO George Town, GTLF là nền tảng văn học nổi bật nhất về tự do ngôn luận ở Malaysia và tập trung cụ thể vào văn học thế giới.